Sap

Hệ thống quản trị SAP ERP

1. Tổng quan

ERP (Enterprise Resource Planning) nghĩa là hoạch định nguồn tài nguyên doanh nghiệp, để doanh nghiệp bạn có một cơ sở dữ liệu tập trung duy nhất, hệ thống dữ liệu tự động hợp nhất, xuyên suốt qua các phòng ban và các khâu hoạt động.

Một phần mềm ERP được tích hợp những chức năng chung của một tổ chức vào trong một hệ thống duy nhất. Thay vì phải sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm nhân sự-tiền lương, quản trị sản xuất… song song, độc lập lẫn nhau thì ERP gom tất cả vào chung 1 gói phần mềm duy nhất mà giữa các chức năng đó có sự liên thông với nhau.

2. Lợi ích

Đảm bảo quá trình làm việc được thống nhất, tự động hóa, giúp kiểm soát thông tin tài chính, tăng tốc độ dòng công việc, hạn chế sai sót khi nhiều người cùng nhập một dữ liệu, dễ dàng kiểm soát quá trình làm việc của nhân viên, tạo ra mạng xã hội nội bộ trong doanh nghiệp.

Giá trị doanh nghiệp trong con mắt nhà đầu tư nước ngoài, cổ đông được nâng cao. Nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của doanh nghiệp, ra quyết định nhanh chóng nhờ hệ thống báo cáo theo thời gian thực tế.

Áp dụng quy trình hiện đại của các doanh nghiệp Châu Âu và Châu Mỹ mang tính chuyên nghiệp, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, tăng tính cạnh tranh cho DN.

Một DN nếu ứng dụng ngay từ khi quy mô còn nhỏ sẽ có thuận lợi là dễ triển khai và DN sớm đi vào nề nếp. DN nào chậm trễ ứng dụng ERP, DN đó sẽ tự gây khó khăn cho mình và tạo lợi thế cho đối thủ.

Khả năng mở rộng dễ dàng đáp ứng nhu cầu phát triển tương lai với chi phí vận hành thấp, khả năng thích ứng với những thay đổi liên tục về công nghệ mà không phải đầu tư chi phí vào phát triển sản phẩm.

Giảm chi phí xử lý đơn hàng, giảm thời gian tính toán giá bán, yêu cầu báo giá, từ đó gia tăng lợi nhuận, tăng năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu của DN.

3. Chức năng

EPR đem đến tất cả những chức năng mà doanh nghiệp bạn cần một các toàn diện, thống nhất thể hiện được tất cả các chu trình kinh doanh. Việc tích hợp một cách xuyên suốt và từ bỏ các giải pháp cô lập dẫn đến một hệ thống được trung tâm hóa, mà qua đó các tài nguyên có thể được quản lý bởi toàn bộ doanh nghiệp, bao gồm:

  • Quản lý mua hàng (Purchase Control)
  • Quản lý hệ thống kho hàng (Stock Control)
  • Quản lý kế hoạch sản xuất (Production Planning Control)
  • Quản lý bán hàng và phân phối (Sales and Distribution)
  • Quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management)
  • Quản lý dự án (Project Management)
  • Quản lý nhân sự (Human Resouce Management)
  • Quản trị hệ thống kế toán và tài chính (Finance Management)

4. Khi nào cần đến giải pháp ERP

Bạn đang đứng trước hàng tá các câu hỏi về việc làm thế nào vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả, và đang tìm hiểu xem việc triển khai ERP liệu có phù hợp cho doanh nghiệp của mình? Cùng tìm hiểu những tình huống chính sau đây mà doanh nghiệp thường tìm đến giải pháp ERP.

– Doanh nghiệp đang phát triển tốt, lợi nhuận cao và muốn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh sang nhiều lĩnh vực

– Doanh nghiệp xuất khẩu hoặc muốn mở thị trường ra nước ngoài cũng như kết hợp với các đối tác quốc tế để hợp tác kinh doanh. Các khách hàng và đối tác đòi hỏi DN có mô hình quản lý tương thích theo thông lệ thế giới

– Kho dữ liệu khó truy cập, các dữ liệu không đồng nhất

– Quá nhiều phần mềm cho các quy trình khác nhau

– Thường xuyên xảy ra sai sót trong quá trình nhập/xuất và chuyển dữ liệu,

– Tăng nhanh về khối lượng giao dịch kinh doanh và muốn phòng tránh rủi ro phát sinh.

– Doanh nghiệp hiện đang phải làm việc với bộ máy quản lý cồng kềnh, hiệu quả kém, muốn thực hiện tái cấu trúc

– Muốn vận hành Doanh nghiệp một cách bao quát, tổng thể

– Muốn doanh nghiệp bạn hoạt động hiệu quả, nề nếp hơn

Kết luận, việc triển khai ERP là việc đáng mơ ước cho các doanh nghiệp bới những giá trị to lớn mà nó đem lại, tuy nhiên việc triển khai ERP vào hoạt động doanh nghiệp không phải dễ, cần hội tụ nhiều điều kiện để có thể ứng dụng thành công như: quy mô doanh nghiệp, nhận thức và quyết tâm cao của ban lãnh đạo DN, cần xác định đúng đắn mục tiêu, phạm vi và các bước triển khai, lựa chọn giải pháp và ngân sách phù hợp, lựa chọn đối tác triển khai; phối hợp tốt với đối tác triển khai trong quá trình thực hiện dự án,..

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Liên hệ
messenger
Zalo
Phone