Quản lý sản xuất với hệ thống SAP ERP/MES:

SAP ERP/MES cho nhà máy sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, hỗ trợ hoạch định kế hoạch sản xuất (APS) và hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) dùng cho quá trình sản xuất. Từ đó có thể giảm thiểu những khoản chi phí không cần thiết, tiết kiệm thời gian thực hiện đơn hàng…

Phân hệ quản lý sản xuất trong SAP ERP/MES giảm thiểu những khoản chi phí không cần thiết, tiết kiệm thời gian thực hiện đơn hàng, đảm bảo đúng tiến độ giao hàng và theo dõi liên tục tình hình thực hiện các đơn hàng cho khách hàng.

Tính năng hoạch định sản xuất:

– Đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng nhằm quyết định sản xuất cái gì, sản xuất khi nào, đồng thời quản lý các thay đổi liên quan đến nhu cầu sản phẩm.

– Tạo sự đồng thuận của mọi bộ phận chức năng liên quan trong tòan bộ tổ chức về những thay đổi. Những sự thay đổi trongkế hoạch sản xuấtsẽ tự động dẫn dến những sự thay đổi trong các kế họach cấp thấp hơn.

– Giúp lãnh đạo định hướng chiến lược nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh qua tích hợp các kế hoạch tiếp thị định hướng khách hàng cho các sản phẩm hiện có hay sản phẩm mới với việc quản lý chuỗi cung ứng.

Lược đồ chi phí sản xuất (item)
Lược đồ chi phí sản xuất (installation)

Tính năng quản lý sản xuất:

– Quản lý các đơn đặt hàng của khách hàng và kế hoạch bán hàng. Định mức cho từng mục sản phẩm, định mức từng nguyên vật liệu, định mức nhân công, năng lực sản xuất của từng dây chuyền. Hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất phụ thuộc vào từng đơn hàng, từng kế hoạch bán hàng, hoặc nhu cầu lưu kho. Bên cạnh đó, kế hoạch được lập cho từng quý, từng tháng, hoặc từng tuần, từng ngày.

– Chuyển kế hoạch sản xuất thành các lệnh sản xuất cho từng khâu dây truyền cho từng quý, từng tháng, từng tuần hoặc từng ngày. Khởi tạo các phiếu yêu cầu vật tư để gửi sang bộ phận kế toán mua hàng và bộ phận kho. Thiết lập nhu cầu thu mua nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất.

– Cập nhật báo cáo kết quả sản xuất từng ngày, từng tuần, từng tháng, từng quý. Cập nhật báo cáo thành phẩm hàng hóa sản phẩm dở dang. Cập nhật sản phẩm hàng hóa đạt đủ tiêu chuẩn và chất lượng. Cập nhật số lượng hàng hóa bị hỏng hóc hoặc thất thoát.

– Theo dõi, cập nhật tình hình sản xuất thực tế theo từng đơn hàng và từng lệnh sản xuất.

Báo cáo vật liệu sản xuất
Báo cáo thời gian sản xuất

Nâng cao hiệu quả sản xuất:

– Nâng cao năng suất và cải thiện quy trình sản xuất.

– Xây dựng hệ thống ứng phó với những thay đổi về môi trường sản xuất.

– Sử dụng hệ thống như năng lực cốt lõi để tăng trưởng và mở rộng kinh doanh.

– Nâng cao năng lực kiểm soát công đoạn và quản lý chất lượng nhờ tin học hóa và cải thiện chức năng sản xuất.

Tăng cường hiệu quả công việc:

– Tăng cường xử lý thông tin thời gian thực.

– Tăng cường tính ổn định của hệ thống và độ tin cậy của chất lượng sản phẩm.

– Mở rộng sự tiện lợi cho người sử dụng.

– Hứa hẹn đưa các công việc tạo nên giá trị (value-added work) vào kinh doanh bằng cách nâng cao năng lực làm việc của từng người lao động.

Nâng cao tiêu chuẩn quản lý:

– Nâng cao năng suất và tốc độ quản lý nhờ cải thiện lưu lượng thông tin của toàn bộ doanh nghiệp.

– Tạo thuận lợi cho việc giao tiếp bằng cách hợp nhất thông tin và cải thiện dòng công đoạn.

– Cung cấp thông tin quyết định chính xác và nhanh chóng nhờ ứng phó linh hoạt với sự thay đổi môi trường kinh doanh.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

Liên hệ
messenger
Zalo
Phone