Industry 40

CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: DOANH NGHIỆP ĐƯỢC GÌ, MẤT GÌ?

“Cuộc cách mạng này không phải cuộc cách mạng của các “đại gia” mà là cuộc cách mạng của mọi người”.

Cuộc cách mạng này có thể làm thay đổi toàn bộ cục diện của nền kinh tế, dĩ nhiên sẽ tác động rất lớn đến các nhân tố chủ chốt bao gồm: doanh nghiệp và người lao động.

Trong cuộc cách mạng này doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế gì và có thể bị mất đi những gì? Làm thế nào để giảm thiểu tối đa mất mát và gia tăng tối đa lợi ích?

Trong lịch sử, con người đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu từ năm 1784 về sản xuất cơ khí với máy chạy bằng hơi nước và thủy lực.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 2 bắt đầu từ năm 1870 về sản xuất hàng loạt với máy chạy bằng điện.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 bắt đầu từ năm 1969 về sản xuất tự động, đánh dấu kỷ nguyên máy tính, điện toán và số hóa. Những công nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng như vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là thành quả của cuộc cách mạng này.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng công nghiệp 4.0) diễn ra từ những năm 2000 về sản xuất thông minh dựa trên những đột phá trong công nghệ số. Làn sóng công nghệ số đã tạo ra những đột phá trong thời gian gần đây như điện toán đám mây, thiết bị di động thông minh, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, vạn vật kết nối Internet (IoT)…

Với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo, người máy làm việc càng thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con người càng già càng yếu đi.

Đón đầu cách mạng 4.0 với những lợi ích không thể phủ nhận

Trong môi trường làm việc nguy hiểm, khi robot được đưa vào thay thế cho con người, thì sức khỏe và sự an toàn của người lao động sẽ được cải thiện đáng kể.

Các chuỗi cung ứng có thể được kiểm soát dễ dàng hơn khi có dữ liệu ở mọi cấp trong quá trình sản xuất và cung ứng. Kiểm soát trên máy tính có thể tạo ra năng suất và sản lượng đáng tin cậy và nhất quán hơn. Kết quả là, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu, thị phần và lợi nhuận nhiều hơn.

Ngoài ra, những đột phá trong công nghệ số còn giúp kết nối hàng tỷ người trên thế giới, giúp tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay thậm chí là khôi phục lại những tổn thất mà các cuộc cách mạng công nghiệp trước gây ra.

Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của máy móc cùng với các thiết bị internet đã mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để bứt phá. Nếu tận dụng tốt những lợi thế từ cuộc cách mạng này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc và thời gian, cải tiến bộ máy làm việc và nâng cao hiệu suất kinh doanh.

Nhìn rõ các mặt hạn chế của cách mạng công nghiệp 4.0

Theo Forbes, mặc dù cách mạng công nghiệp 4.0 vẽ ra một viễn cảnh tuyệt vời, nhưng không phải là nó không kèm theo một số rủi ro. Giáo sư Klaus Schwab, sáng lập viên kiêm chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới, tác giả cuốn sách “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” cho biết, ông lo ngại rằng, sẽ có những tổ chức, doanh nghiệp và thậm chí chính phủ có thể chưa sẵn sàng đón nhận các công nghệ quá mới và hiện đại. Các chính phủ sẽ gặp khó trong việc tuyển dụng người cũng như quản lý các công nghệ này một cách toàn diện.

Ông cũng đề cập đến việc các công nghệ mới sẽ dẫn đến những thay đổi về quyền lực, gây ra những lo ngại về an ninh cũng như về khoảng cách giàu nghèo. Khoảng cách này có nguy cơ sẽ chỉ bị nới rộng thêm nếu không được kiểm soát tốt.

Khi robot và tự động hóa lên ngôi, hàng triệu người sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp, đặc biệt là những nhân công trong ngành vận tải, kế toán, môi giới bất động sản hay bảo hiểm. Theo một con số ước tính, khoảng 47% các công việc hiện tại ở Mỹ có thể sẽ biến mất vì tự động hóa.

Theo đó, nhiều quan ngại cho rằng cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có lợi cho tầng lớp giàu có hơn là người nghèo, đặc biệt là những lao động trình độ thấp.

“Những thay đổi này sẽ sâu sắc đến mức chưa bao giờ trong lịch sử lại có một thời điểm con người đứng trước cùng lúc nhiều cơ hội lẫn rủi ro như thế.”

Đối với Việt Nam, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 rõ ràng là xu hướng của thế giới mà chúng ta sẽ bị cuốn vào. Nó mở ra nhiều triển vọng cho doanh nghiệp nhưng cũng đặt ra những thách thức khi các yếu tố mà Việt Nam đã và đang xem là có ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự phát triển của công nghệ robot.

Trong tương lai, nhiều người có thể mất việc làm khi các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các doanh nghiệp lớn trong nước đổ tiền đầu tư vào robot thay cho người lao động. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, do không đủ tài lực, có thể sẽ phải đứng nhìn lợi thế của cuộc cách mạng này tuột khỏi tầm tay, bị đẩy ra khỏi thị trường ngày càng khốc liệt.

Tận dụng lợi thế, hạn chế nhược điểm

Trước khi bị những hạn chế của cuộc cách mạng 4.0 cản đường tiến, doanh nghiệp nên chủ động hơn trước sự xâm chiếm của cuộc cách mạng 4.0. Đây hiện đang là xu thế của thế giới, Việt Nam sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng sâu và rộng trong tương lai.

Robot có lẽ vẫn là một viễn cảnh xa vời nhưng IoT, công nghệ số, điện toán đám mây,… lại là những điểm rất thực tế, đang bày ra trước mặt các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã nhận thực được rất rõ những nguy cơ và tiềm năng, mạnh dạn đầu tư vào công nghệ, cụ thể là hệ thống phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể, giúp giảm thiểu tối đa các công việc thủ công, tiết kiệm nguồn nhân lực, vật lực, có chiến lược xa hơn trong phát triển doanh nghiệp.

Doanh nghiệp bạn đã, đang và sẽ làm gì để đối mặt và vượt lên trong cuộc cách mạng 4.0 này?

Liên hệ để tìm hiểu thêm về hệ thống quản trị doanh nghiệp Odoo nổi tiếng thế giới.

Leave a Reply

Your email address will not be published.